Hội thảo quốc tế về Diễn đàn Khoa học FOB lần 9 và Công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da thẩm mỹ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023

Tiếp nối thành công của Diễn đàn khoa học FOB lần thứ 8 và Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1, Chiều ngày 12/4/2024, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB và Viện Nghiên cứu Da thẩm mỹ Quốc tế FOB (FICI) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9 và Công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần thứ 2 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da thẩm mỹ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo hân hạnh được đón tiếp Quý đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực y tế và khoa học và công nghệ; bệnh viện; trường đại học, cao đẳng trong và ngoài vùng ĐBSCL; doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Lãnh đạo cơ quan, ban ngành có sự tham dự của:

  • PGS. TS. Lâm Văn Tân – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre;
  • TS. Huỳnh Văn Tùng – Phó Bí thư Thường trực, Huyện Ủy Thới Lai, thành phố Cần Thơ;
  • TS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre;
  • Nhà Báo Ngọc Hoa – Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long.

Lãnh đạo nhà trường, chuyên gia, nhà khoa học có sự tham dự của:

  • PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam;
  • PGS. TS. Huỳnh Văn Bá – Trưởng Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam
  • BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng tỉnh Đồng Tháp – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Viện, Trường Y tế Công cộng Hạ vùng sông Mekong (LMB-PHEIN)
  • TS. BS. Nguyễn Đức Phát – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Kiên Giang
  • ThS. BS. Nguyễn Ngọc Thiều – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh An Giang
  • ThS. BS. Huỳnh Quốc Sử – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Bạc Liêu
  • TS. Phan Thị Luyện – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • PGS. TS. Trần Nhân Dũng – Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Cần Thơ
  • ThS. Lê Nhựt Trường – Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa – Trường Đại học Cửu Long
  • PGS. TS. Đỗ Tấn Khang – Trưởng Bộ môn Sinh học phân tử –  Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Cần Thơ
  • PGS. TS. Nguyễn Văn Bá – Trưởng Khoa Sinh học Ứng dụng –  Trường Đại học Tây Đô
  • PGS. TS. Huỳnh Xuân Phong – Trưởng Bộ môn Công nghệ Vi sinh vật, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Cần Thơ
  • BSCKII. Phạm Thúy Ngà – Bộ môn Da liễu, Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • ThS. Đại Tá Huỳnh Việt Dũng – Tổng Thư ký Hội Laser y học và Laser ngoại khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bà Trần Thị Mỹ Ái – Đại diện Văn phòng JAMWEI – Nhật bản tại Việt Nam

Lãnh đạo bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài vùng ĐBSCL có sự tham dự của:

  • BSCKII. Hồ Quang Hồng – Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa 27/2 tỉnh Sóc Trăng
  • BSCKII. Đoàn Quốc Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Tháp
  • BSCKII. Ngô Thanh Tân – Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt – Da liễu tỉnh Cà Mau
  • BSCKII. Trần Ngọc Sáu – Phó Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh
  • BSCKII. Phạm Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai
  • BSCKII. Trần Việt Đệ – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu tỉnh Tiền Giang
  • BSCKII. Trương Văn Út – Trưởng Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang
  • BSCKII. Trần Quốc Cường – Phó Trưởng Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
  • BSCKII. Nguyễn Văn Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần – Da liễu tỉnh Hậu Giang
  • BSCKI. Nguyễn Tri Quí – Trưởng Khoa Da liễu – Bệnh viện Chuyên khoa 27/2 tỉnh Sóc Trăng
  • BSCKI. Triệu Kim Nguyên – Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn – Sóc Trăng

Lãnh đạo các tổ chức nước ngoài có sự tham dự của:

  • PGS. TS. Phassakon Nuntapanich – Chủ tịch Hiệp hội các Viện trường Y tế công cộng Hạ vùng sông Mekong (LMB-PHEIN) – Thái Lan
  • Ông Morita Kei – Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ LION INTERNATIONAL – Nhật Bản
  • Bác sỹ Masayoshi Yoshino – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phúc lợi Y tế Châu Á Nhật Bản (JAMWEI)
  • Bà Wu Pin Chen (Ngô Phẩm Trân) – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản – Đài Loan – Việt Nam
  • Ông Bounkham Phetthany – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Champasak – Lào
  • Ông Phouthong Vanhnivongkham – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Champasak – Lào

Đại diện doanh nghiệp có sự tham dự của:

  • Ông Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc Công Ty TNHH Y Tế Thẩm Mỹ AIC
  • Ông Đỗ Duy Khánh – Giám Đốc – Công Ty TNHH Y Tế Thẩm Mỹ AIC
  • Nguyễn Hoàng Nam – Giám đốc lâm sàng – Công Ty TNHH Y Tế Thẩm Mỹ AIC
  • Ông Trần Đức Đôi – Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Và Thiết Bị Y Tế Wellcare Cs Group Việt Nam
  • Bà Phạm Thị Trúc Đào – Đại diện Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Nguyễn Bá
  • Bà Nguyễn Phước Quế Chi – Đại diện Công Ty TNHH One Tech Medicals
  • Ông Nguyễn Minh Tâm – Bộ phận Marketing – Công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới
  • Bà nguyễn Thị Thu – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nam Kim

Đại diện Ban tổ chức có sự tham dự của:

  • TS. Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Cty NHHH Mỹ phẩm Hồng Nhung, Giám đốc Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB
  • ThS. Huỳnh Thị Nga – Giám đốc Viện Nghiên cứu Da thẩm mỹ Quốc tế FOB, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB

Phát biểu chào mừng Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB cảm ơn đến tất cả đại biểu tham dự Hội thảo, cũng như các đông nghiệp trong ngành và đọc giả đã đồng hành, ủng hộ và tin tưởng. Ông bày tỏ, điều đó là một trong những động lực rất quan trọng để những người làm chương trình không ngừng sáng tạo nội dung, cập nhật kiến thức cho các kỳ Diễn đàn và Ấn phẩm Da liễu học Mekong, nhằm mang đến cho cộng đồng da thẩm mỹ ĐBSCL những giá trị ngày càng thiết thực hơn.

TS. Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB phát biểu chào mừng Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam đã có những chia sẻ tâm huyết. Với trọng trách là đơn vị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sức khỏe lớn nhất vùng ĐBSCL, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bên cạnh công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho sự phát triển của ngành y tế trong vùng ĐBSCL, Trường cũng rất coi trọng việc hợp tác toàn diện các vấn đề sức khỏe với các địa phương, mục tiêu nhằm tận dụng nguồn lực và lợi thế của Trường để trợ lực cho địa phương, nhất là trong lĩnh đào tạo, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam phát biểu Khai mạc sự kiện

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ luôn ủng hộ và khuyến khích việc liên kết – hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các hợp tác giữa trong và ngoài nước, giữa khu vực nhà nước – tư nhân, và những hợp tác mang tính đa ngành. Việc mở rộng liên kết – hợp tác giúp phát triển hệ sinh thái của ngành chăm sóc sức khỏe, mang đến nhiều hơn lợi ích cho người dân và giúp nâng cấp chuỗi giá trị của toàn ngành trong vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, cá nhân PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm cũng đánh giá cao ý tưởng kết hợp giưa Diễn đàn khoa học và Công bố Ấn phẩm. Phần diễn đàn là cập nhật kiến thức chuyên môn, phần công bố Ấn phẩm giúp cho người làm chuyên môn có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực ngành của mình trong vùng ĐBSCL. Đồng thời không quên gửi lời cảm ơn đến Ban chủ tọa Diễn đàn, khách mời và Ban tổ chức sự kiện.

Ban Tổ chức chương trình đặc biệt tri ân đến các đơn vị đồng hành – một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự thành công cho các kỳ Diễn đàn và Ấn phẩm Da liễu học Mekong. Bao gồm cá đơn vị Công ty Cổ phần Erada Việt nam, Công ty TNHH Y tế Thẩm mỹ AIC, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Và Thiết Bị Y Tế Wellcare Cs Group Việt Nam, Đại diện Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Nguyễn Bá, Công ty TNHH One Tech Medicals, Cty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới và Công ty TNHH Mỹ phẩm Hồng Nhung.

TS. Nguyễn Văn Nguyên – đại diện Ban Tổ chức trao hoa và chứng nhận cho các đơn vị đồng hành Chương trình

Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9 với chủ đề “Xu hướng chăm sóc vóc dáng – sức khỏe và sắc đẹp”

Nhu cầu về chăm sóc vóc dáng, sức khỏe và sắc đẹp đã định hình trong nhiều năm qua. Hiện tại và một số dự báo trong những năm tiếp theo, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là các giải pháp về công nghệ để đáp ứng cho nhu cầu trên đang được phát triển với tốc độ rất nhanh. Do đó, Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9 đã chọn chủ đề “Xu hướng trong chăm sóc vóc dáng, sức khỏe và sắc đẹp”, và cũng có thể tiếp tục sẽ là chủ đề của những kỳ tiếp theo.

Ban Chủ tọa của Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9 tiếp tục là các chuyên gia quen thuộc gồm PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam; PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá – Trường Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam; và BSCKII. Phạm Thúy Ngà – Giảng viên Bộ môn Da liễu, Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

TS. Nguyễn Văn Nguyên trao hoa cho Ban Chủ tọa của Diễn Đàn Khoa học FOB lần thứ 9

Ban Chủ tọa của Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9

Các bài báo cáo được trình bày và chia sẻ tại Diễn đàn bao gồm: Báo cáo chuyên đề 1: Vai trò của các hoạt chất từ thiên nhiên trong chăm sóc vảy nến và sức khỏe làn da, do PGS. TS. Huỳnh Văn Bá – Trưởng Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam thực hiện.

PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá báo cáo chuyên đề tại Hội thảo

Báo cáo chuyên đề 2: Tính an toàn và hiệu quả của Princess® Filler / Saypha ® Filler chứa Lidocaine trong chỉ định làm đầy rãnh mũi má, do BSCKI. Phạm Hoàng Nam – Cố vấn chuyên môn Công ty TNHH Y tế Thẩm mỹ AIC thực hiện.

BSCKI. Phạm Hoàng Nam báo cáo chuyên đề tại Hội thảo

Báo cáo chuyên đề 3: Giải pháp Laser Pico cho các thương tổn sắc tố, do BSCKII. Cao Thị Thúy Vân – Bệnh Viện Quân Y – Ban Chỉ huy Quân Sự tỉnh Trà Vinh thực hiện.

BSCKII. Cao Thị Thúy Vân báo cáo chuyên đề tại Hội thảo

PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm trao hoa và chứng nhận cho các Báo cáo viên

PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Lâm và PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá trao chứng nhận CME cho các học viên

Công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da thẩm mỹ ĐBSCL năm 2023

Tiếp nối nội dung và hiệu ứng tích cực từ Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da – Thẩm mỹ ĐBSCL năm 2022, năm nay, FICI và Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB tiếp tục thực hiện và phát hành Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da – Thẩm mỹ ĐBSCL năm 2023. Ấn phẩm hân hạnh được sự tham gia Chủ biên của PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá và TS. Huỳnh Văn Tùng, và các cộng sự tham gia thực hiện.

Sau gần 01 năm chuẩn bị và nhận phản biện, Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 đã hoàn thành. Hội thảo nhằm chia sẻ đến đại biểu tham dự thông tin và kết quả mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được trong năm 2023, về hiện trạng và những diễn biến mới nhất của chuyên ngành Da thẩm mỹ ở ĐBSCL. Đồng thời, trong chương trình tọa đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước có dịp chia sẻ về những triển vọng và những hướng đi mới trong lĩnh vực da thẩm mỹ ở ĐBSCL. Đặc biệt là những chia sẻ dưới góc nhìn của các đại diện đến từ các quốc gia có điều kiện tương tự với ĐBSCL như: Thái Lan, Nhật Bản, Lào và Đài Loan.

Một số điểm nhấn trong Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2  – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da thẩm mỹ ĐBSCL năm 2022

Tại Hội thảo, TS. Huỳnh Văn Tùng – Đồng Chủ biên của Ấn phẩm đã chia sẻ về “Tổng quan quá trình thực hiện và một số điểm nhấn trong Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2”. Thay mặt cho nhóm tác giả, TS. Tùng đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Hai đơn vị liên kết tổ chức phát hành Ấn phẩm là Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB và FICI; và gửi lời cảm ơn đến hai chuyên gia đã tham gia phản biện và giới thiệu Ấn phẩm là TS. BS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre và PGS. TS. Trần Nhân Dũng – Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Cần Thơ.

TS. Huỳnh Văn Tùng – Đồng Chủ biên chia sẻ về một số điểm nhấn trong Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2

Theo TS. Huỳnh Văn Tùng, Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 được đặt trong bối cảnh cả nước đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2023 đã chứngkiến sự thay đổi nhất định trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó tích cực nhiều hơn, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng và các vấn đề xã hội. Điều đó cũng dự báo rằng sẽ có những nguồn lực mới, mô hình kinh tế mới được hình thành và phát triển trong thời gian tới. Khía cạnh mà nhóm tác giả đặc biệt quan tâm trong xu hướng này chính là những vấn đề sinh kế hiện hữu và nảy sinh đối với người dân trong vùng ĐBSCL sẽ tác động đến sức khỏe nói chung và sức khỏe da liễu nói riêng trong cộng đồng như thế nào; năng lực thích ứng của người dân nói chung và người trực tiếp tham gia vào những ngành nghề cụ thể đã có những biện pháp gì để bảo vệ da trong môi trường làm việc; có hay không sự ảnh hưởng của bệnh da đến chất lượng cuộc sống và tâm thần của người bệnh;… là những vấn đề cơ bản được trả lời trong Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 – năm 2023.

Cấu trúc nội dung của Ấn phẩm lần 2 có những điểm chung và những điểm riêng so với Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1

Về cấu trúc nội dung của Ấn phẩm, TS. Huỳnh Văn Tùng chia sẻ về những điểm chung và những điểm mới của Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần thứ 2 so với lần 1. Có 03 điểm chung gồm:

  • Điểm chung thứ nhất, khung đánh giá được duy trì tương đồng qua từng năm, để người đọc có thể dễ dàng so sánh sự tăng giảm của các chỉ số đánh giá, đặc biệt là tỷ lệ bệnh da và các yếu tố ảnh hưởng và có cho mình những nhận định riêng.
  • Điểm chung thứ hai, đánh giá kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL nhằm giúp người đọc không chỉ hiểu, mà còn tự hào về những tiềm năng, lợi thế cũng như mức độ đáng sống của khu vực được thiên nhiên ưu đãi này. Đồng thời, ghi nhận những đóng góp của người nông dân đã đưa ĐBSCL trở thành trung tâm nông nghiệp của cả nước, và đảm nhận vai trò đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
  • Điểm chung thứ ba là Ấn phẩm luôn có nội dung cập nhật những xu hướng công nghệ và đưa ra những gợi ý giải pháp phát triển.

Bên cạnh đó, 04 điểm mới của ấn phẩm lần 2 so với lần 1 bao gồm:

  • Điểm mới thứ nhất, trong đánh giá kinh tế, Ấn phẩm đi sâu về chủng loại sản phẩm từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ, làm rõ hơn các yếu tố ngành nghề. Nhằm chúng ta có bức tranh toàn cảnh về nguồn cung thực phẩm và các lĩnh vực ngành nghề chiếm ưu thế, từ đó định hình những khả năng tác động của yếu tố dinh dưỡng và bệnh nghề nghiệp đối với bệnh nhân da liễu ĐBSCL.
  • Điểm mới thứ hai là vùng lựa chọn nghiên cứu trường hợp vẫn là 02 vùng nước lợ và vùng nước ngọt, nhưng kỳ này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn gần khu vực biên giới, nơi có bức xạ nhiệt cao hơn và khoảng cách mà người dân tiếp cận với các khu vực đô thị trung tâm là khá xa. Liên quan đến nghiên cứu trường hợp, thì sau 2 kỳ ấn phẩm, nhóm nghiên cứu đã đi qua 4 tiểu khu vực có điều kiện tương đối khác nhau trong vùng ĐBSCL, và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn nghiên cứu trường hợp ở các tiểu khu vực khác nữa, để cung cấp cho Quý đại biểu bức tranh bao quát hơn, đầy đủ hơn về bệnh da ở ĐBSCL.
  • Điểm mới thứ ba là Ấn phẩm bước đầu đánh giá sơ bộ 03 khía cạnh: (i) tác động của bệnh da đến chất lượng cuộc sống; (ii) tác động của bệnh da đến tâm thần và (iii) mối liên hệ giữa thói quen ăn uống và bệnh da.
  • Điểm mới thứ tư là Ấn phẩm công bố kết quả khảo sát về một số nhu cầu: (i) nhu cầu về ứng dụng công nghệ, (ii) nhu cầu sản phẩm, (iii) nhu cầu về đào tạo và cả (iv) nhu cầu được hỗ trợ.

Tri ân Tác giả và Chúc mừng những thành tựu nổi bậc của Quý đồng nghiệp trong năm 2023

Trong năm 2023, Ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực đối với Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 1 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da Thẩm mỹ ĐBSCL năm 2022. Đặc biệt là những ý kiến đến từ những chuyên ngành khác ngoài da thẩm mỹ. Điều đó cho thấy Ấn phẩm đã bước đầu tạo ra những sự lan tỏa nhất định và thúc đẩy sự kết nối mang tính đa ngành cho sự phát triển của lĩnh vực da thẩm mỹ ở vùng ĐBSCL. Ban tổ chức đã đặc biệt dành sự tri ân đến hai Chủ biên của Ấn phẩm là PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá và TS. Huỳnh Văn Tùng đã đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của Ấn phẩm.

TS. Nguyễn Văn Nguyên – Đại diện Ban tổ chức trao hoa tri ân Tác giả của Ấn phẩm Da liễu học Mekong

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Ban Tổ chức cũng đã đặc biệt chúc mừng những thành tựu nổi bậc của Quý đồng nghiệp trong năm 2023. Đó là PGS. TS. BS Huỳnh Văn Bá – Trưởng Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam đã đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và Trí thức tiêu biểu của năm 2023; TS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre nhận bằng TS trong năm 2023; BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng tỉnh Đồng Tháp, tái đắc cử Phó Chủ tịch Hiệp hội các Viện trường y tế công cộng Hạ vùng sông Mekong; TS. Nguyễn Văn Nguyên – Giám đốc Trung tâm GDNN Thẩm mỹ FOB, vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đây là một trong những nội dung ý nghĩa và nhân văn mà Ban tổ chức chương trình công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong đặc biệt thực hiện.

 

TS. Huỳnh Văn Tùng và PGS. TS. Trần Nhân Dũng thay mặt Ban tổ chức trao hoa và quà lưu niệm chúc mừng thành tựu của Đồng nghiệp

Bổ sung thành viên Hội đồng khoa học FICI và ra mắt Thành viên Mạng lưới LMB – PHEIN tại Việt Nam

Hội đồng khoa học FICI được thành lập vào ngày 5/10/2023, gồm 35 thành viên, nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, song hành cùng với Ấn phẩm Da liễu học Mekong, cụ thể hóa các mục tiêu phát triển da liễu học cộng đồng ở ĐBSCL. Tại Hội thảo công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2, PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá với tư cách là Chủ tịch Hội đồng đã trao Quyết định bổ sung 04 thành viên mới bao gồm:

  • PGS. TS. Trần Nhân Dũng – Giảng viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện CNSH và Thực phẩm Đại học Cần Thơ;
  • PGS. TS. Đỗ Tấn Khang – Trưởng Bộ môn sinh học phân tử – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Cần Thơ;
  • PGS. TS. Huỳnh Xuân Phong – Trưởng Bộ môn Công nghệ Vi sinh vật – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Cần Thơ;
  • PGS. TS. Nguyễn Văn Bá – Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Đô.

PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá trao Quyết định bổ sung thành viên Hội đồng Khoa học FICI

Ban Tổ chức trao quà lưu niệm cho thành viên Hội đồng Khoa học FICI tại Sự kiện

Trong khuôn khổ sự kiện công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2, Hội các Viện trường Y tế Công cộng Hạ vùng sông Mekong ra mắt thành viên vừa được ký thỏa thuận tại Việt Nam, trong đó có FICI.  Ngày 21/3/2024, FICI, các Trường Cao đẳng Y tế An Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu vừa được ký Thỏa thuận Thành viên Mạng lưới viện, trường Y tế công cộng Hạ vùng sông Mekong, gồm 4 quốc gia Lào – Thái Lan – Campuchia và Việt Nam (LMB-PHEIN). Chương trình mở rộng mạng lưới thành viên của LMB – PHEIN nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, chiến lược phát triển chính sách y tế và tăng cường năng lực cho mạng lưới các viện trường y tế công cộng, đồng thời hợp tác và xây dựng chương trình giảng dạy và đào tạo ở hạ vùng sông Mekong. Đối với các mục tiêu phát triển của FICI thì việc gia nhập mạng lưới thành viên LMB-PHEIN sẽ giúp FICI tăng cường thêm tiềm lực, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học và các hoạt động phát triển da thẩm mỹ cộng đồng ở ĐBSCL, trong mối quan hệ với hạ vùng sông Mekong.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Phasakon Nuntapanich – Chủ tịch PHEIN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ubon Ratchathabi Rajabhat, Thái Lan đánh giá cao ý tưởng và mục tiêu của Hội thảo. Ông cho rằng việc rà soát, báo cáo và đưa ra những kết luận đối với hiện trạng và những tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, từ học thuật đến thực tiễn là rất quan trọng và cần thiết. Thay mặt LMB-PHEIN, Ông cam kết sẽ sẵn sàng hợp tác với FICI để phát triển các chương trình giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu cho các sản phẩm da liễu và các nghiên cứu có liên quan mang lại lợi ích cho học sinh, giáo viên và người dân vùng hạ lưu sông Mekong. Đồng thời, LMB-PHEIN sẽ đưa nội dung này vào chương trình nghị sự về Da liễu, cụ thể hóa các chương trình hợp tác giữa LMB-PHEIN và FICI cũng như huy động các hành động tập thể ở Hạ lưu sông Mekong.

PGS. TS. Phasakon Nuntapanich – Chủ tịch PHEIN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ubon Ratchathabi Rajabhat – Thái Lan phát biểu tại Hội thảo

BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Phó Chủ tịch LMB-PHEIN trao hoa ra mắt thành viên PHEIN tại Việt Nam

Tọa đàm “Một số định hướng phát triển chuyên ngành Da thẩm mỹ ĐBSCL và Hạ vùng sông Mekong”

Trong mỗi kỳ công bố Ấn phẩm, phần tọa đàm giữa các chuyên gia về định hướng phát triển là một tiết mục trọng tâm và đặc biệt của Hội thảo. Tại Hội thảo quốc tế kỳ này, các diễn giả tham gia tọa đàm bao gồm:

  • PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá – Trưởng Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam;
  • BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng tỉnh Đồng Tháp, Phó Chủ tịch LMB-PHEIN;
  • TS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre;
  • Ông Morita Kei – Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ LION INTERNATIONAL – Nhật Bản;
  • Bác sỹ Masayoshi Yoshino – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phúc lợi Y tế Châu Á Nhật Bản (JAMWEI) – Nhật Bản;
  • Ông Bounkham PHETTHANY – Hiệu trưởng cao đẳng y tế Champasak – Lào;
  • Bà Wu Pin Chen (Ngô Phẩm Trân) – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản – Đài Loan – Việt Nam;
  • TS. Huỳnh Văn Tùng – Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Thới Lai – Người dẫn dắt và kết nối các diễn giả trong chương trình (Moderater).

Các diễn giả tham gia Tọa đàm tại điểm cầu thành phố Cần Thơ

Mở đầu Tọa đàm là phần chia sẻ của Bác sỹ Masayoshi Yoshino – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phúc lợi Y tế Châu Á Nhật Bản (JAMWEI) về một số định hướng khả thi trong thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc da thẩm mỹ và hoạt động cộng đồng ở ĐBSCL. Có 05 khía cạnh được Bác sỹ Masayoshi Yoshino đề cập, bao gồm:

(1) Tăng cường hợp tác nghiên cứu: Tổ chức các cuộc họp, hội thảo và dự án nghiên cứu chung giữa FICI và JAMWEI để chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và phương pháp mới nhất trong lĩnh vực chăm sóc da thẩm mỹ.

(2) Phát triển các sản phẩm công nghệ mới: Hợp tác để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, công nghệ mới trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc da, bao gồm cả các sản phẩm dựa trên công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và công nghệ tế bào gốc.

(3) Đào tạo và tăng cường năng lực: Tổ chức các khóa đào tạo, workshop và chương trình học thảo để nâng cao năng lực và kiến thức cho cả các chuyên gia và nhân viên làm việc trong lĩnh vực chăm sóc da thẩm mỹ;

(4) Chuyển giao công nghệ vào thực tiễn: Xây dựng cơ sở hạ tầng và quy trình để chuyển giao những công nghệ, phát minh từ nghiên cứu sang ứng dụng thực tế trong các cơ sở chăm sóc da và thẩm mỹ.

(5) Tạo cơ hội hợp tác với doanh nghiệp: Tìm kiếm và phát triển các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc da để áp dụng và thử nghiệm các công nghệ mới, cũng như phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

Diễn giả – Bác sỹ Masayoshi Yoshino – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phúc lợi Y tế Châu Á Nhật Bản (JAMWEI) tại Hội thảo

Trao đổi của Ông Morita Kei – Chủ tịch Hiệp hội LION INTERNATIONAL – Nhận Bản, Ông chia sẻ rất tâm huyết về chiến lược chăm sóc vóc dáng – sức khỏe – sắc đẹp và giá trị dinh dưỡng dưới góc nhìn của người Nhật Bản. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong hỗ trợ chăm sóc người già mắc bệnh sa sút trí tuệ và cũng là một nhà nghiên cứu giáo dục học về chương trình giáo dục trẻ em, Ông đưa ra 03 quan điểm về chiến lược quản lý cơ thể, sức khỏe và vẻ đẹp như sau:

(1) Điểm đầu tiên là ăn uống nhai kỹ. “Mẹ tôi, người đã qua đời cách đây 8 năm, là một trong những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Nhật Bản. Từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy phải nhai thức ăn thật kỹ. Hiện nay, con gái tôi, một bác sĩ nha khoa, đang hướng dẫn trẻ em tại các cơ sở về tầm quan trọng của việc nhai kỹ” – Ông Morita Kei chia sẻ.

(2) Điểm thứ hai là không tích tụ căng thẳng. Căng thẳng có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề khác nhau. Ông tin rằng việc nuôi dưỡng khả năng suy nghĩ tích cực và tinh thần lạc quan, ngay cả khi gặp phải tai ương, là điều quan trọng.

(3) Điểm thứ ba là hành động hướng tới hạnh phúc của người khác và hòa bình thế giới. Làm việc hàng ngày vì hạnh phúc của bản thân và gia đình là điều hiển nhiên, nhưng Ông cũng cho rằng việc đặt mục tiêu hướng tới hạnh phúc của người khác và hòa bình thế giới cũng rất quan trọng.

Diễn giả – Ông Morita Kei – Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ LION INTERNATIONAL – Nhật Bản tại Hội thảo

Trao đổi của BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Phó Chủ tịch LMB – PHEIN, Ông chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh và một số hoạt động trọng tâm của LMB-PHEIN tại Hạ vùng sông Mekong, một sự hỗ trợ rất lớn từ mạng lưới cho các hoạt động phát triển chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại ĐBSCL, mà FICI là tổ chức thành viên. Ông cho rằng FICI là thành viên có trách nhiệm và đáng tin cậy, nâng tầm quốc tế. Việc FICI tập trung sâu vào các hoạt động gắn với da liễu cộng đồng phù hợp với định hướng phát triển của PHEIN, ở 03 khía cạnh:

(1) Dễ dàng trong việc tạo sự gắn kết, hỗ trợ qua lại trong việc cụ thể hóa mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của PHEIN;

(2) Phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện nay của cộng đồng;

(3) phù hợp với với sự phát triển của chuyên ngành da liễu: hội nhập chuyên sâu, quốc tế và hướng tới chăm sóc sức khỏe cơ sở.

Đồng thời, Ông cũng chia sẻ và đánh giá cao về dự án nghiên cứu cấp tỉnh tại Đồng Tháp về mô hình chăm sóc sức khỏe da cộng đồng, do FICI và Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Tháp phối hợp thực hiện. Ông hoàn toàn ủng hộ và đánh giá cao tính thiết thực của mục tiêu dự án và mong muốn dự án sớm được triển khai và mô hình có thể nhân rộng trên toàn hệ thống.

Diễn giả – BSCKII. Nguyễn Công Cừu – Phó Chủ tịch PHEIN tại Hội thảo

ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên – Đại diện Văn phòng PHEIN tại Hội thảo

Trao đổi của TS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, với kinh nghiệm nhiều năm trong quản lý y tế tại địa phương, Ông rất tâm đắc và hứng khởi với những nội dung mà FICI và mạng lưới đang thực hiện. Ông tin tưởng rằng khi động lực lan tỏa đủ mạnh, sự kết nối sẽ được hình thành và phát triển, thì hiệu quả mang lại của cộng đồng sẽ rất lớn. Ông cũng bày tỏ sự đồng tình với Ông Morita Kei về vai trò của chế độ dinh dưỡng và tinh thần đối với sức khỏe của người bệnh và cộng đồng. Qua đó, TS. Ngô Văn Tán kêu gọi tăng cường sự kết hợp về dinh dưỡng và các liệu pháp về tinh thần trong các phương án điều trị cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe da cộng đồng ở ĐBSCL.

Diễn giả – TS. Ngô Văn Tán – Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre tại Hội thảo

PGS. TS. Đỗ Tấn Khang – Trưởng Bộ môn sinh học phân tử – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Cần Thơ chia sẻ tại Hội thảo

TS. Nguyễn Văn Nguyên trao hoa cho các Diễn giả của Tọa đàm

Tổng kết lại các trao đổi của Diễn giả, PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá bày tỏ niềm vui và trân trọng tất cả những gợi ý từ các diễn giả. Để hiện thực hóa các chiến lược trên, ông đưa ra 05 định hướng phát triển cộng đồng da thẩm mỹ trong thời gian tới như sau:

(1) Tiếp tục thực hiện sâu hơn nữa các nghiên cứu, đánh giá về tỷ lệ bệnh da trong cộng đồng, những yếu tố ảnh hưởng và giải pháp can thiệp;

(2) Thúc đẩy các nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn có sự kết hợp giữa dinh dưỡng học và da liễu học trong chăm sóc da thẩm mỹ;

(3) Kết hợp đa ngành trong đánh giá các tác động và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường sống, nghề nghiệp đến bệnh da trong cộng đồng và giải pháp khắc phục;

(4) Quan tâm đến các giá trị tinh thần của người bệnh, lồng ghép các yếu tố liên quan đến tinh thần vào trong quá trình điều trị và trong các hoạt động chăm sóc da cộng đồng;

(5) Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các liệu trình thay thế và bổ sung trong trị liệu liên quan đến da thẩm mỹ, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong điều trị và chăm sóc da thẩm mỹ.

Đồng thời, PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá – Đại diện cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ – đơn vị đồng tổ chức sự kiện bày tỏ sự cảm ơn đối với toàn thể khách mời và đánh giá rất cao và ghi nhận tất cả những trao đổi, thảo luận trong suốt chương trình, tất cả đã mang đến một Hội thảo Quốc tế thành công ngoài mong đợi. Đó cũng là những nội dung trong phát biểu bế mạc Hội thảo của PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá.

PGS. TS. BS. Huỳnh Văn Bá phát biểu bế mạc Hội thảo

Hội thảo quốc tế về Diễn đàn Khoa học FOB lần thứ 9 và Công bố Ấn phẩm Da liễu học Mekong lần 2 – Báo cáo thường niên chuyên ngành Da thẩm mỹ ĐBSCL năm 2023 đã diễn ra thành công, tốt đẹp.

Khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức Hội thảo

Một số hình ảnh khác tại Sự kiện.

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng Ông Nguyễn Đức Thuận và đoàn Công ty Cổ phẩn ERADA Việt Nam

Ban Tổ chức chụp ảnh Lưu niệm cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Wellcare Cs Group Việt Nam

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các đại diện của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nguyễn Bá

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng Công ty TNHH Mỹ phẩm Hồng Nhung FOB

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các Đại biểu của Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng Ông Đỗ Duy Khánh và các thành viên của Công ty TNHH Y tế Thẩm mỹ AIC

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công ty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng Công ty TNHH One Tech Medicals

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà báo Ngọc Hoa và khách mời

PGS. TS. Huỳnh Văn Bá, BSCKII. Nguyễn Công Cừu và TS. Ngô Văn Tán chụp ảnh tại sự kiện

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn Bệnh Viện Mắt – Da liễu Cà Mau và Bệnh viện Da liễu Đồng Nai

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng ThS. Đại tá Huỳnh Việt Dũng

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng TS. Ngô Văn Tán, BSCKII. Nguyễn Công Cừu và đoàn Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng ThS. BS. Huỳnh Quốc Sử và đoàn Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng ThS. Lê Nhựt Trường và đoàn Trường Đại học Cửu Long

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời

Khu vực trưng bày Công ty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới

Khu vực trưng bày Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Nguyễn Bá

Khu vực trưng bày Công ty TNHH Y tế Thẩm mỹ AIC

Khu vực trưng bày Công ty Cổ phần ERADA Việt Nam

Khu vực trưng bày Công ty TNHH One Tech Medicals

Khu vực trưng bày của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Wellcare Cs Group Việt Nam

Khu vực trưng bày Công ty TNHH Mỹ phẩm Hồng Nhung

Khu vực Check-in của sự kiện

Khu vực trưng bày tại sự kiện

Văn nghệ chào mừng tại sự kiện

Hình ảnh Chợ Nổi Cái Răng trong tiết mục văn nghệ tại sự kiện

Dùng tiệc tối tại sự kiện

Tin: FICI